Chính Hãng 100%
By Biocare Co.Ltd
1. Nguyên nhân
Viêm vùng chậu xảy ra do việc lan truyền viêm nhiễm từ đường sinh dục dưới, tác nhân gây bệnh chú yếu là Chlamydia trachomatis và Neisseria Gonorrhea. Một số tác nhân khác ít gặp hơn như: Gardnerella Vaginalis, Mycoplasma Homonis, Ureaplasma Urelyticum…
Khoảng 15% phụ nữa nhiễm N. gonorrhoeae hoặc C.Trachomatis sẽ tiến triển thành PID. Trường hợp PID do N.Gonorrhoeae triệu chứng lâm sàng thường rầm rộ hơn, nhưng PID do C.trachomatis thường ít có biểu hiện lâm sàng, dễ gây bỏ qua và để lại hậu quả lâu dài (long-term consequences).
2. Dịch tễ học
PID thường xảy ra ở phụ nữ từ 15 đến 25 tuổi. Năm 2001, có khoảng 750.000 ca bệnh PID ở Hoa Kì. Hiện nay tỉ lệ PID là có giảm tuy nhiên vẫn còn khá cao. Đặc biệt ở Việt Nam, sự thiếu hiểu biết về tình dục an toàn, về khám sàng lọc bệnh lý lây truyền qua đường tình dục còn phổ biến.
3. Yếu tố nguy cơ
- Tiền sử mắc PID hoặc đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) mà không điều trị
- Có nhiều bạn tình
- Bạn tình của bạn có quan hệ tình dục với những người khác ngoài bạn
- Thụt rửa, sử dụng vòng tránh thai (tuy nhiên nguy cơ PID của vòng tránh thai thường chỉ giới hạn ở 3 tuần đàu tiên sau khi đặt IUD).
4. Bệnh học
Việc lây nhiễm đường sinh dục trên dẫn tới các tổn thương viêm, kết quả là gây ra tình trạng sẹo, dính, tắc một phần hoặc bán phần vòi trứng. Việc này có thể làm giảm lớp tế bào nhung mao ở vòi trứng, làm giảm khả năng vận chuyển chứng qua vòi trứng, gây tăng nguy cơ vô sinh hoặc các biến cố trong thai kì ( như chửa ngoài tử cung). Ngoài ra nó còn có thể gây đau vùng chậu mạn tính.
5. Triệu chứng
Phụ nữ có PID có thể có một số triệu chứng như: đau bụng dưới hoặc đau vùng khung chậu, chảy dịch âm đạo bất thường, giao hợp đau (dyspareunia) hoặc chảy máu bất thường. Do vậy, việc loại trừ PID thật sự cần thiết ở những phụ nữ có khó chịu vùng khung châu hoặc đau bụng dưới. Việc chẩn đoán viêm vùng chậu phần lớn dựa vào lâm sàng, đánh giá nguyên nhân cần làm xét nghiệm bệnh lí như C. trachomatis và N. gonorrhoeae. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việt xét nghiệm âm tính cũng không nên loại trừ ngay chẩn đoán, việc chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt và nên dựa vào lâm sàng.
6. Điều trị
Theo CDC, lựa chọn điều trị đầu tay: Doxycycline (100mg uống ngày 2 viên trong 2 tuần) và ceftriaxone 200mg IM or 2g.
Điều trị thêm Metrinidazole (500mg 2 lần 1 ngày trong 14 ngày) khi có nghi ngờ nhiễm trichomonas hoặc viêm âm đạo phối hợp.
7. Biến chứng
Việc trì hoãn điều trị PID có thể gây những biến chứng lâu dài. Trong một nghiên cứu những bệnh nhân PID từ 20 đến 24 tuổi, 18% sẽ để lại đau bụng dưới mạn tính, 8.5% sẽ gây thai kì bất thường và đến 16.8% sẽ có vấn đề khó khăn về việc mang thai.
Vô sinh có thể xảy ra ở bệnh nhân PID bất kể việc bệnh nhân có triệu chứng bệnh hay không. Phụ nữ có tiền sử PID có nguy cơ vô sinh cao gấp 5 lần bình thường, vô sinh do PID thường xảy ra ở bệnh nhân nhiễm Chlamydia.
Thai kì bất thường cũng dễ sảy ra ở bệnh nhân PID, trong 1 nghiên cứu thấy tỉ lệ thai kì bất thường ở bệnh nhân PID ~ 7.8% trong khi phụ nữ không PID chỉ khoảng 1.3%
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1/ https://www.cdc.gov/.../Vietna.../STDFact-PID-Vietnamese.htm
2/ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK499959/
3/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27578991/
Tác giả: Bác sĩ Trần Đức Cung
By Biocare Co.Ltd
Đổi trả hàng khi đủ điều kiện
0889276125
Nhận hàng từ 5 – 7 ngày